Kinh nghiệm du lịch Hội An

Phố cổ Hội An tồn tại như một bức tranh mộc mạc, giản dị và nên thơ trong lòng du khách. Dù là ngày hay đêm, Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau.Chính vì thế mà Hội An luôn là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Dưới đây là những kinh nghiệm bổ ích khi đi du lịch ở Hội An dành cho bạn!
Đến Hội An
Hiện nay các hãng hàng không như Vietnamairline, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, bạn nên mua vé trước khoảng 3 đến 6 tháng.
Hội An - điểm đến lý tưởng cho những ai yêu du lịch
Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:
+ Bạn có thể đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.

+ Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.

Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.

Các điểm tham quan nổi bật ở Hội An
- Chùa Cầu: Điểm đến không thể bỏ qua, là viên ngọc giữa lòng Hội An. Tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế, thời xưa, hai bên cầu là nơi mua bán sầm uất.
Chùa Cầu - điểm đến không thể bỏ qua, là viên ngọc giữa lòng Hội An.
- Nhà cổ 77 Trần Phú: ngôi nhà hình ống điển hình, giữa sân nhà có các vách gỗ bao quanh được chạm khắc sống động.

- Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học, phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Ở trần có vỏ cua có trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.

- Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.

- Hội Quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.

- Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.

- Hội quán Hải Nam là nơi thờ 108 Hoa kiều chết oan dưới thời vua Tự Đức.
- Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa ông Bổn ở đường Nguyễn Duy Hiệu. Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang.
Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang
- Nhà trưng bày gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Đây cũng là một căn nhà cổ đẹp được trùng tu với sự đóng góp của đại học Chiêu Hoà, Nhật Bản. 

- Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà - thờ Quan Âm. Chùa khởi xây từ thế kỷ thứ 17 và đã qua nhiều lần trùng tu.
-    Biển Cửa Đại: nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng.

Khách sạn

Hội An là một nơi hiếm hoi mà khách sạn thường xuyên đông khách. Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Vào mùa cao điểm nên tìm phòng xa khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.

Có nhiều nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Nhà khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.
Tốt nhất bạn nên lên mạng search thông tin giá cả về khách sạn, nhà trọ và book phòng trước khi đến để tránh trường hợp không có phòng để ở khi đế nơi.
Ăn uống, mua sắm
Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt. Sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.
Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt...
Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Do nhiều người Hoa tập trung sinh sống nên Hội An còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.

Cơm gà Gội An cũng là một món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

Ngoài ra, nếu thích ăn ngọt bạn có thể thưởng thức các loại chè, tàu phớ đặc trưng xứ Hội.

Các loại bánh bạn có thể mua về làm quà như: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai… Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.

Hội An còn có khá nhiều quà lưu niệm để bạn mua về làm quà: đèn lồng, đồ thủ công mỹ nghệ,... Một điểm đặc biệt là các món quà lưu niệm ở đây chủ yếu là sản phẩm thủ công, vì thế mà chúng rất tinh tế.

Một số "bí kíp" nhỏ khác cho bạn:
•    Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập.
•    Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.
•    Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…
•    Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.
Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.
Với những giá trị nổi bật, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới. (Theo Wiki)

Khách Sạn Sofitel Plaza – Hà Nội.

Sofitel Plaza hotel là một trong những khách sạn 5 sao đẹp nhất Hà Nội.
Địa chỉ:  Số 1, đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nằm trên đường thanh niên, con đường được cho là đẹp nhất của Hà Nội, khách sạn Sofitel tự hào có vị trí thuận lợi, gần trung tâm thương mại , trung tâm hành chính và khu phố cổ với vẻ đẹp cổ kính nổi tiếng của Hà Nội, thật thuận tiện cho du khách đi lại và khám phá.
Đứng từ tấng cao của khách sạn đưa tầm mắt ra xung quanh có thể du khách sẽ phải ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của khung cảnh nơi đây. Hồ Tây , hồ Trúc Bạch lăn tăn ngợn sóng xanh biếc, con đường Thanh Niên uốn lượn mềm mại, mỏng manh lên thơ. Ngó sang bên này là bãi bồi tươi mát với cây côi tốt tươi, thấp thoáng những con đò nhỏ trôi nhè nhẹ trên sông Hồng thơ mộng.
Khách sạn Sofitel có 20 tầng với 317 phòng. Tất cả các phòng đều được thiết kế một cách tinh tế để khách có thể được ngắm nhìn Hà Nội từ trên cao mà không bị vướng tầm mắt. Nội thất trong mỗi phòng  được lựa chọn tỉ mỉ và cẩn thận tạo cảm giác thoải nhất cho khách hàng.
Hệ thống phòng tiệc, hội nghị, hội thảo được trang trí, thiết kế đẹp mắt và sang trọng, có thể chứa tới 600 khách.
Nằm trên tầng thượng khách sạn Nhà hàng Summit Lounge với quang cảnh thành phố, tầng bên dưới là là nhà hange Le Panorama chuyên phục vụ các loại dạ tiệc và hội nghị. Tầng thứ 2 nhà hàng Ming Palace chuyên phục vụ các món ăn Quảng Đông. Nhà hàng Hồ Tây ngoài trời chuyên phục vụ các mọi món ăn tự chọn trên thế giới vào các ngày trong tuần và các món ăn tự chọn. Quán bar Sông Hồng là nơi quí khách có thể vừa uống rược, bia và vừa thư giãn sau những giờ làm việc.

Khách Sạn Metropole Hà Nội.

Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội. Được xây dựng từ năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư Pháp. Có lẽ vì vậy mà Metropole mang lối kiến trúc đặc trưng kiểu Pháp, tường được phủ bởi lớp sơn trắng, khung cửa màu xanh cùng với rất nhiều xiên hoa sắt được thiết kế tinh xảo, mềm mại…
Khách sạn nằm ngay trung tâm thành phố, gần kề khu Phố Cổ, các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, Hồ Gươm và nhà hát lớn của thành phố. Vị trí thuận lợi là một lợi thế lớn để thu hút khách hàng của khách sạn, đặc biệt là khách quốc tế đến Hà Nội để chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kinh của thành phố.
Khách sạn có tất cả 232 phòng, trong đó có 32 phòng căn hộ. Được chia làm 2 khu: khu metropole cổ và khu opera mới.
Các loại phòng
Premium-Khu Opera mới
Classic-Khu Metropole cổ
Classic Deluxe-Khu Metropole cổ
Classic Suite-Khu Metropole cổ
Deluxe Suite-Khu Opera mới
Trong mỗi phòng được trang bị nội thất sang trọng cùng đầy đủ tiện nghi cần thiết: Điều hòa ,tủ lạnh, máy sấy tóc, két an toàn, chuông báo cháy, bồn tắm và vòi hoa sen, truyền hình vệ tinh, internet không dây.
 Le Beaulieu French: Mang một không gian cổ điển và tinh tế.Bạn có thể thưởng thức tại  những món ăn tuyệt hảo của Pháp.Le Beaulieu French từ lâu đã nổi tiếng với bữa Brunch (bữa sáng kết hợp bữa trưa) vào chủ nhật hàng tuần và các bữa tiệc tối.
 
Nhà hàng Spices Garden Vietnamese: Được bài trí đẹp, phục vụ thực khách các món ăn Việt truyền thống và hiện đại.Từ nhà hàng bạn có thể chiêm ngưỡng khu vườn cây đẹp mắt của khách sạn.
 BambooNằm bên bể bơi, Bamboo là điểm nghỉ ngơi yên tĩnh.Nội thất mang hương vị cổ xưa qua những bộ ghế mây và quạt trần.Ngoài ra tại đây bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn nhẹ cùng các loại cocktail.
Le Club Bar: Tại đây bạn không chỉ được thưởng thức các loại đồ uống, cocktail mà còn có cơ hội thưởng ngoại khu sân vườn của khách sạn.Bạn cũng có thể lựa chọn thưởng thức tại đây bữa sáng, bữa trưa, trà chiều, buffet sôcôla và bữa tối trong không gian nhạc sống tuyệt vời.
Met’ Pub: Là địa điểm được yêu thích bởi nhạc sống, đồ ăn ngon và rất nhiều loại bia, rượu mạnh, whisky cho bạn lựa chọn.
Đặc biệt ngày 21/5/2012 khách sạn Metropole đã cho mở cửa tham quan khu hầm bí mật được chôn vùi dưới lòng đất. Khu hầm này là nơi trú ẩn của nhiều vị khách quan trọng từ năm 1960 tới năm 1972 khi miền bắc Việt Nam bị quân Mĩ lém bom.  Khu hầm đươc coi như một nhân chứng lịch sử quan trọng, chứng kiến một thời kì hào hùng của dân tộc, là một phần quan trong của khách sạn làm tôn lên giá trị lịch sử, sự cổ kính và độc đáo của Metropole Hà Nội.

Khách Sạn Hoan Kiem Lake – Hà Nội

Địa chỉ: 29 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Hạng sao: 2
Vị trí khách sạn: Hồ Hoàn Kiếm |  Số phòng: 18
Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, không lựa chọn nào tốt hơn Hoan Kiem Lake Hotel. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Khách ở khách sạn có thể dạo bộ xunh quanh để ngắm các địa điểm thu hút hàng đầu của thành phố như : Lăng Lê Thái Tổ, Nhà thờ chính tòa Hà Nội, Nhà Thờ.
Khách sạn đặc biệt có 18 phòng đẹp, mỗi phòng bao gồm máy lạnh, tivi, truyền hình cáp, máy sấy tóc, tủ đồ ăn uống nhẹ. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Khi bạn tìm kiếm chỗ tạm trú thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội, hãy bắt đầu cuộc hành trình đến Hoan Kiem Lake Hotel.

Các chính sách

- Chính sách trẻ em:
Miễn phí trẻ em dưới 06 tuổi ngủ chung giường với bố mẹ.
Trẻ em từ 7 tuổi trở lên kê thêm giường tính phụ thu như người lớn.
Đặt phòng:
Các bạn đặt phòng khách sạn Hoàn Kiếm Lake tại vnbooking.com để nhận được giá tốt nhất, ưu đãi giảm giá 15-20% giá phòng.

Khu Mua Sắm Dưới Lòng Đất Lớn Nhất Việt Nam

Mới khai trương nhưng Vincom Mega Mall Royal City đã thành hiện tượng ở Hà Nội, với thác nước khổng lồ, sân trượt băng lớn nhất Việt Nam, công viên nước trong nhà..
Quảng trường Hoàng gia.
quang-truong
Quảng trường với quần thể điêu khắc theo phong cách châu Âu sang trọng rộng gần 30.000m2. Đây là địa chỉ lý tưởng để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật cũng như vui chơi, chụp ảnh.
Thác nước thật khổng lồ dưới lòng đất.
thac-nuoc
Điểm nhấn kỳ vĩ không thể bỏ qua khi đến Vincom Mega Mall là thác nước thật khổng lồ mô phỏng tích “cá chép vượt vũ môn”.
Sân băng tự nhiên trong nhà lớn nhất Việt Nam.
truot-bang
Với tổng diện tích lên đến 3.000m2, sức chứa 150 người/ lượt chơi, sân băng là địa chỉ “không thể không thử” của các bạn trẻ khi ghé thăm Vincom Mega Mall Royal City. Hiện tại, giá dịch vụ tại đây dao động 100.000-150.000 đồng với trẻ em và 170.000-220.000 đồng/người lớn, cho một phiên trượt băng kéo dài một giờ (chưa tính chi phí thuê giày và dụng cụ chống ngã).
Công viên nước trong nhà đầu tiên và lớn nhất Đông Nam Á.
cong-vien-nuoc10
Quy mô công viên nước này lên tới 24.000m2 với hệ thống trò chơi nước mạo hiểm, hấp dẫn cũng các bể lướt sóng, tạo sóng hiện đại, công viên nước trong nhà sẽ giữ không khí sôi động mùa hè cả 4 mùa trong năm.
Thế giới Games quy mô, hiện đại bậc nhất Hà Nội.
games
Hệ thống trò chơi tại Vinpearl Games Royal City tương đối đa dạng,dành cho nhiều lứa tuổi từ trẻ em đến thanh thiếu niên, thậm chí thu hút cả người lớn khiến cho nơi này hiếm khi ngớt khách từ ngày khai trương.
Thiết kế của khu Games cũng khá độc đáo với trung tâm là giếng trời nhìn xuống “Nhà Gấu lớn” của công viên nước Vinpearl Water Park Royal City tạo cho không gian vừa khép kín, vừa thoáng đãng. Hệ thống các trò chơi được thiết kế theo chiều kim đồng hồ: từ khu vui chơi trẻ em, phòng chiếu phim 5D đến khu xe điện đụng và khu đặt máy game.
Thành phố trẻ em KizCity.
kiz
Không chỉ là nơi vui chơi được nhiều “khách hàng nhí” yêu thích, thành phố hướng nghiệp thu nhỏ Kizcity cung cấp trải nghiệm “làm người lớn” cho các bé từ 3-15 tuổi như tập làm lính cứu hỏa (hình), làm phi công, đầu bếp hay kỹ sư…
 Phố đêm dưới lòng đất.
am-thuc
Phố ẩm thực rộng lớn được bố trí thông tầng, với “bầu trời đêm đầy sao”, tái hiện sinh động văn hóa ẩm thực đường phố rất đặc trưng của Việt Nam. Tại đây còn có quán trà đá vỉa hè gây bất ngờ và thích thú cho du khách, đặc biệt những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Thậm chí, nhiều người trẻ cũng ngạc nhiên vì hình ảnh thân thuộc thường thấy lại ngự trị trong lòng một trung tâm mua sắm hiện đại bậc nhất.
Taxi trong… trung tâm thương mại.
xe-gia-co2074x1382
Hình ảnh bảo vệ đi tuần bằng xe đạp trong khu trung tâm vui chơi, mua sắm hay dịch vụ “chống mỏi chân” bằng taxi lần đầu tiên xuất hiện tại một trung tâm thương mại ở Việt Nam. Quy mô rộng lên tới 230.000m2, nên chuyện đi tuần bằng xe đạp điện hay đưa đón khách bằng ôtô của đội ngũ bảo vệ không có gì là “xa xỉ”.
Thiên đường mua sắm lớn nhất Việt Nam.
Thiên đường mua sắm
Với quy mô lên đến 150.000m2, quy tụ 600 gian hàng và bố trí thành nhiều tuyến phố riêng như phố nội thất, phố điện máy; phố thời trang, phố mỹ phẩm và trang sức,…Vincom Mega Mall Royal City là địa chỉ “đỏ” cho “môn thể thao shopping”. Trong những ngày đầu khai trương, nhiều gian hàng trong đó có cả hàng hiệu và hàng phổ thông cùng có các khuyến mại lớn, kích thích nhu cầu mua sắm của người dân.
Thành phố dưới đất với cây xanh, mặt nước.
thanh-pho-soi-dong-dduoi-da
Với tổng diện tích lên đến 230.000 m2, Vincom Mega Mall đủ chỗ cho cả một “thành phố sôi động” với cây xanh, mặt nước, những dãy ghế nghỉ chân và những vũ điệu đường phố theo phong cách châu Âu hấp dẫn.
                                                                                                                                                                                                                                                         Theo Infonet

Tết Đoan Ngọ – Diệt sâu bọ

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày tết truyền thống của Việt Nam cũng như một số nước Châu Á như: Triều Tiên, Trung Quốc. Tết Đoan ngọ là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam được lưu truyền từ rất lâu đời, có ảnh hưởng lớn tới đời sống, phong tục tập quán của dân tộc. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ là ngày trùng với ngày hạ chí của năm. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết .
Trước ngày tết người ta thường chuẩn bị rất nhiều loại trái cây để cúng và để ăn. Hầu hết mọi gia đình đều mua hoặc làm rượu nếp, bánh tro để ăn trong ngày này.
Vào sáng sớm, khi vừa ngủ dậy, mọi người ăn bánh tro, rượu nếp và trài cây trước tiên để diệt sâu bọ phá hại mùa màng và bệnh tật trong người.
Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để con cháu đoàn tụ bên mâm cơm gia đình. Vào dịp này mỗi gia đình sửa soạn một mâm cơm cúng trời phật, tổ tiên cầu mong cho một tiết mới, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt.
Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các lọai cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thày thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt. Còn ở miền nam thì bánh tro lại trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày này.

Lễ Hội Thả Diều Quốc Tế Ở Vũng Tàu

 là một thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Thành phố ven biển đầy nắng và gió ấy đã đem lại những khoảnh khắc không thể nào quên đối với khách du lịch. Những cung đường biển, bức tranh suối nước nóng Bình Châu huyền ảo, ngọn hải đăng nổi tiếng, pho tượng chúa Giêsu lớn nhất thế giới… đã tạo nên một  đầy mê hoặc.
Đến thành phố xinh đẹp này ào những ngày đầu hạ, du khách sẽ được chìm đắm trong một bầu trời Vũng Tàu đầy màu sắc. Khung trời kì diệu ấy được tạo nên từ những cánh diều kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trên khắp thế giới. “Mãn nhãn” tại  thả diều quốc tế tại Vũng Tàu, bạn còn chờ gì nữa?
Liên hoan thả diều quốc tế tại Vũng Tàu đã trải qua bốn lần tổ chức với qui mô hoành tráng, thu hút được rất nhiều nước tham gia.
 Năm 2009( từ ngày 26 đến 30/3) hơn 300 con diều do các nghệ nhân đến từ nhiều nước khác nhau đã biểu diễn trong Festival diều quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam tại bãi biển Vũng Tàu mang chủ đề “ Biển rộng cánh diều”. Lễ hội này có các đoàn tham gia đến từ 15 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Úc, Philippin, NewZeland, Đài Loan, Indonesia… quy tụ ở các câu lạc bộ và hiệp hội các nghệ nhân nổi tiếng. Trong đó, đoàn chủ nhà Việt Nam có số lượng lớn nhất. Tại lễ hội năm 2009, các nghệ nhân đã mang đến những con diều kỷ lục về chiều dài (275m), lấp lánh sắc màu với nhiều phong cách hiện đại và cổ điển khác nhau, thể hiện các màn biểu diễn diều nghệ thuật trong đêm với sự kết hợp của âm thanh và ánh sáng ngay trên bãi biển. Một số nghệ nhân nổi tiếng còn biểu diễn trong nhà kín với những con diều được thiết kế đặc biệt.
Festival thả diều quốc tế lần thứ II được tổ chức tại thành phố biển Vũng Tàu năm 2010 đã thu hút gần 30 quốc gia trên toàn thế giới tham dự. Với chủ đề “ Huyền thoại ngàn năm” festival là nơi hội tụ sắc màu văn hoá của nhiều quốc gia, đặc biệt trong festival này có sự tham gia 100 con diều nghệ thuật cùng 900 diều phổ thông do các học sinh và sinh viên thả nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Lần thứ 3 tổ chức lễ hội này, Vũng Tàu đã phục vụ du khách với rất nhiều sự kiện hấp dẫn. Trong đó, những sắc màu, độc đáo của những cánh diều đủ làm du khách mãn nhãn… Thời gian diễn ra Festival diều quốc tế Vũng Tàu lần III năm 2011 được tổ chức từ ngày 7 đến 11-4, khoảng 300 con diều được thả lên bầu trời thành phố biển Vũng Tàu với chủ đề “Chung một bầu trời”. Có trên 100 nghệ nhân của khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Trong đó, có nhiều quốc gia có truyền thống về diều cũng đến tham dự.
Festival thả diều  lần 4 năm 2012 mang chủ đế “vũ điệu hòa bình” diễn ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 02 tháng 4 tại sân golf Paradise và dọc bãi tắm Thùy Vân, với sự tham gia của hơn 17 quốc gia. Liên hoan đã qui tụ 60 – 80 nghệ nhân diều quốc tế của 25 quốc gia và vùng lãnh thổ của 5 châu lục cùng 80 – 100 nghệ nhân diều trong nước cùng những con diều với nhiều chủng loại, kích cỡ, hình dáng mang đậm bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc; nét đặc trưng tiêu biểu, tính độc đáo về sáng tạo kỹ thuật, biểu diễn có tính nghệ thuật của các nghệ nhân chơi diều và chế tạo diều
Những cánh diều đa màu sắc, “ đa văn hoá” đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của thành phố biển Vũng Tàu. Có lẽ vì thế, các tín đồ diều ở Việt nam nói riêng, thế giới nói chung đã coi Vũng tàu là điểm đến lý tưởng nhất để thoả mãn niềm đam mê và sức sáng tạo vô hạn với những cánh diều. Nhờ các cuộc thi này, các nghệ nhân diều luôn đổi mới và sáng tạo nhiều kiểu diều mới lạ, tạo nét riêng, nét “độc” để mang ra trình làng. Rất nhiều cánh diều độc đáo có hình những chú bạch tuộc, tôm, cá… đặc trưng của biển cả. Đặc biệt là những cánh diều mang phong cách truyền thống của các quốc gia. Đội chủ nhà Việt Nam trình làng các cánh diều đặc trưng của ba miền. Trong khi, các nghệ nhân ở Huế chế tạo nhiều cánh diều rất công phu mang sắc thái cung đình, như rồng, phụng, thì miền Bắc có diều sáo, còn miền Nam lại đeo đuổi loại diều hiện đại theo nguyên lý khí động học. Dù những con diều đến từ những vùng đất khác nhau trên thế giới thì đến với Vũng Tàu nó sẽ cùng nhau bay xa mãi…Hãy cùng chờ xem lễ hội thả diều năm 2013 tại Vũng Tàu sẽ đem đến điều bất ngờ và thú vị gì cho bạn nhé!
Writer : Kim Ngân

Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn Hải Phòng

Hàng năm đến hẹn, người dân khắp nơi lại rộn ràng đổ về quận Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) tham dự lễ hội chọi trâu, một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước miền châu thổ Bắc bộ gắn với tục thờ thủy thần và tục hiến sinh, nhưng cao hơn cả là việc đề cao tinh thần thượng võ và tính nhân văn sâu sắc của người dân vùng biển Đồ Sơn. Đặc biệt năm nay, trong bối cảnh thành phố Hải Phòng chuẩn bị Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 mà lễ hội Chọi Trâu là một trong chuổi điểm hoạt động chính của năm du lịch.
Nguồn gốc lễ hội :
Cho đến nay, chưa thấy một tài liệu hay chứng cứ cụ thể nào đề cập đến lịch sử hình thành lễ hội Chọi Trâu. Theo truyền thuyết và thần tích, đã từ rất lâu vào lúc Đồ Sơn vẫn còn là một vùng đất hoang vu và con người hãy còn bất lực trước thiên nhiên, có một nhóm ngư dân ở bể Thần Hóa bị bão làm trôi dạt vào chân núi Tháp và họ chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của các vị thần linh. Một hôm đúng dịp rằm tháng Tám, họ chợt nhìn thấy trên biển có vòng hào quang lớn, ở giữa là một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngắm nhìn đôi Trâu chọi nhau trên sóng nước. Tin rằng đã được thần linh phù trợ nên sau khi trở về họ liền lập đền thờ, đặt tên theo duệ hiệu thần là “Điểm Tước Đại vương”. Họ còn mua Trâu về mổ để tế thần nhưng khi đi qua đình, hai con Trâu bỗng quay đầu chọi nhau quyết liệt. Cho rằng thần rất thích xem chọi Trâu nên người dân Đồ Sơn đã tổ chức chọi Trâu hàng năm để tế thần (!)
Tuy có nhiều truyền thuyết về lễ hội và mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau nhưng có một điểm chung nhất: hội Chọi Trâu là mỹ tục hào hùng mang tinh thần thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm độc đáo của người dân vùng biển Đồ Sơn. Ở Đồ Sơn còn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, Thánh mọi làng cùng thờ” để nói lên rằng, người Đồ Sơn gắn lễ hội Chọi Trâu cùng với việc thờ Thành hoàng làng nhằm tưởng nhớ công ơn các vị thần bảo hộ, duy trì kỹ cương làng xã, cầu mong những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, người khang vật thịnh…, vì vậy mà ngày hội càng trở nên thiêng liêng và mang ý nghĩa đặc biệt đối với người dân nơi đây.
CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN – TỪ LỄ ĐẾN HỘI
Theo định lệ, hàng năm cứ vào ngày 9 tháng Tám âm lịch là Đồ Sơn lại mở hội Chọi Trâu. Để chuẩn bị cho ngày chính hội trước đó đã có kỳ đấu loại vào ngày 6 tháng Tám âm lịch để chọn ra những Trâu xuất sắc nhất vào trận đấu chung kết. Ngày 24-9-2012, tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn đã diễn ra vòng chung kết Lễ hội Chọi Trâu truyền thống Đồ Sơn – 2012 với 16 Trâu vào trận, thu hút hơn 30.000 lượt khách tham gia.
Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Mở đầu là điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la… Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người, lúc dàn theo hình thế trận, từ bên tả qua bên hữu, lúc lại đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Theo các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi, thúc giục các “ông trâu” thi đấu thật quyết liệt.
Nguồn : Internet

Lễ Hội Halloween

Halloween là một lễ hội được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm . Đặc biệt trong ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc, New Zealand và có cả ở Việt Nam.
Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp – Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu của mùa đông “đầy bóng tối và lạnh giá”. Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain – “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã mất xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween.
Phát triển của hiện vật và biểu tượng liên quan đến Halloween được hình thành theo thời gian. Ví dụ: củ cải khoét rỗng khoét hình mặt quỷ thành những chiếc đèn lồng, bên trong cắm 1 cây nến như là một cách ghi nhớ các linh hồn đang chịu tội. Củ cải có truyền thống được sử dụng ở Ireland và Scotland tại Halloween. Những người nhập cư Bắc Mỹ đã sử dụng bí ngô, mà họ đều có sẵn và lớn hơn nhiều – làm cho chúng dễ dàng hơn để khắc hơn so với củ cải. Truyền thống của Mỹ chạm khắc bí ngô được ghi lại vào năm 1837 và được liên quan với thời gian thu hoạch nói chung, nó chưa trở nên quen thuộc với Halloween cho đến khi vào giữa đến cuối thế kỷ 19.
Những lễ hội Halloween rùng rợn nhất thế giới:
Lễ hội Los Dias de los Muertos tại Mexico
Khác hẳn với lễ hội tại các nước khác, Halloween của người Mexico mang tính chất tưởng nhớ những người thân đã khuất nhiều hơn là xua đuổi những linh hồn lang thang. Ngày lễ Halloween ở Mexico có tên gọi theo tiếng Latin là Los Dias de los Muertos.
Trong ngày lễ Halloween người Mexico vui chơi thật thoải mái. Đó là giai đoạn để nhớ về bạn bè và người thân đã chết. Ngày của các thánh và ngày của các linh hồn ở đây là từ 31/10 đến 2/1 năm sau. Tất cả bệ thờ trong các gia đình được trang hoàng với bánh mì, nến, hoa và quả. Những cây nến được thắp sáng trong nỗi nhớ thương về tổ tiên đã khuất. Người ta hoá trang trong bộ quần áo hình ma quỉ, xác chết và những bộ xương người. Họ diễu hành với một người sống được đặt trong một quan tài trên các phố. Hoa, quả và nến được ném vào trong quan tài. Các gia đình tới thǎm ngĩa trang và dùng những dụng cụ đắp và trang trí mộ. Họ ở đó suốt đêm.
Nhìn chung lễ hội Los Dias de los Muertos Mexico có nhiều điểm khá tương đồng với Lễ Vu Lan (Xá tội vong nhân) vào rằm tháng 7 lịch âm tại Việt Nam.
Lễ hội Halloween ở Bắc Mỹ
Halloween du nhập vào nước Mỹ do những người Ailen và Xcotlen di cư và trở thành một ngày lễ hội dân gian lớn ở Mỹ và Cananda. Vào ngày lễ này trẻ em thường chơi trò “trick and treat”, chúng đến từng nhà thu thập những cây nến, táo và nhiều thứ khác.
Halloween ở các nước Châu Âu
Tại Anh, tâm điểm của lễ hội Halloween chính là những đống lửa rực cháy trên các đường phố. Song khác với những nơi khác, những đống lửa này không phải để xua đuổi các linh hồn lang thang mà để nhắc đến câu chuyện của Guy Fawkes, người có ý định làm nổ tung Toà nhà Hội động ở London vào năm 1605. Rất nhiều hình nộm của Guy Fawkes bị đốt cháy trong lễ hội.

Tại Đức người ta mừng hội Halloween với sự vui vẻ tột bậc, ngoài những chiếc đèn bằng bí đỏ thì lễ hội hoá trang là hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất. Mọi người với những trang phục của những nhân vật truyền thống, của những mụ phù thuỷ nhảy múa, ca hát xung quanh những đống lửa lớn một cách vui vẻ suốt ngày đêm.
Lễ hội Kukeri ở các nước Đông Âu
Hàng năm vào dịp Halloween, các nước đông Âu, đặc biệt là tại Bulgaria, đều diễn ra một lễ hội vô cùng kinh dị và rùng rợn: Lễ hội Kukeri.
Kukeri là một nghi lễ cổ xưa, ra đời từ thời Thracia cổ đại, nhằm thể hiện sự tôn thờ với vị thần Dionysus – Thần bảo hộ cho xứ sở, cũng là thần rượu nho, thần sinh sản và tái sinh trong thần thoại.

Một trong những điểm nổi bật ở lễ hội Kukeri đó chính là những bộ trang phục vô cùng kinh dị và ma quái của những người tham dự lễ hội này. Những người tham dự lễ hội này thường trang bị cho mình những bộ trang phục mang đậm mầu sắc truyền thống những hình thù của những quái vật nổi tiếng trong thần thoại…

Theo truyền thống thì chỉ có nam giới tham dự vào lễ hội này. Nhưng hiện nay tỉ lệ nữ giới tham dự cũng ngày càng tăng và tạo ra thêm nhiều màu sắc thú vị cho Kukeri.
Diễu hành thây ma ở Úc
Halloween cũng là một ngày lễ cực kì quan trọng tại Úc. Du nhập vào đất nước này từ khi những người châu Âu đến khai phá châu Đại Dương, lễ hội Halloween đã trở thành một lễ hội không thể thiếu trong nền văn hóa đa dạng của nước Úc.
Một trong những hoạt động được ưa thích nhất trong lễ hội Halloween tại Úc đó chính là lễ diễu hành thây ma tại thành phố Sydney. Tuy mới được tổ chức khoảng hơn 5 năm trở lại đây, nhưng Lễ hội diễu hành thây ma tại Sydney đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và thu hút được hàng ngìn người tham dự mỗi năm.
Các bạn trẻ tham gia vào lễ diễu hành thây ma này phải hóa trang thành những thây ma (zombie) với những hình ảnh máu me, kinh dị y như trong những bộ phim về xác sống nổi tiếng (The Walking dead…). Các thây ma này sẽ diễu hành trên các phố lớn nổi tiếng ở Sydney và chắc chắn sẽ khiến những người đi đường khóc thét.
Lễ hội hóa trang đường phố tại Nhật Bản
Halloween tuy có nguồn gốc phương Tây song lại rất được giới trẻ Nhật Bản ưa thích. Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà lễ hội Halloween có nhiều nét tương đồng với văn hóa cosplay rất phổ biến tại đất nước Phù Tang.
Mỗi năm ở đất nước Nhật Bản, lễ hội Halloween lại được tổ chức hoàng tráng và… quái dị hơn. Một trong những điều đặc biệt ở lễ hội Halloween Nhật Bản đó là lễ hội diễu hành đường phố của các cosplayer trong bộ dạng vô cùng kinh dị và ma quái. Các bạn trẻ tham gia vào các cuộc diễu hành này được khuyến khích hóa trang càng kinh dị càng tốt. Thông thường những hình ảnh zombie máu me, những mụ phù thủy, những cô y tá chết oan… là những bộ dạng hóa trang được giới trẻ Nhật Bản ưa thích nhất.
Những cuộc diễu hành thây ma ở Nhật Bản thường được tổ chức ở những thành phố lớn, tiêu biểu và nổi tiếng nhất là thành phố Kawasaki, với quy mô lên đến hàng ngìn người tham dự.
Halloween ở Việt Nam
Những năm gần đây nhiều nơi ở Việt Nam đã du nhập lễ hội Halloween, nhưng đa số đã bị biến tướng một cách lố bịch, cần được mạnh tay chấn chỉnh ngay!
Lễ hội Halloween ở Việt Nam chỉ dành cho những cô cậu “choai choai”… tổ chức xô bồ ở các tụ điểm của “dân chơi”. Nhiều quán bar cho phục vụ ăn mặc ghê rợn và chào đón khách theo kiểu … các con quỉ vồ mồi! Đêm Halloween ở các vũ trường, quán bar là đêm ăn chơi điên loạn trong các điệu nhạc ồn ào và mang đậm chất ma quái, trụy lạc!
Tuy nhiên, ở nhiều trường học lễ hội Halloween được tổ chức như một hoạt động ngoại khóa rất thú vị để các học sinh, sinh viên có cơ hội giao lưu với nhau, cùng tìm hiểu nét văn hóa của lễ hội phương Tây và còn là cơ hội tốt để trau dồi ngoại ngữ.

PhimYouTu

Flag Counter