Du lịch Hạ Long ăn nhiều món ngon

Bắt đầu vào mùa hè nên chắc hẳn ai ai cũng đều muốn đi biển và Hạ Long có lẽ là một trong những điểm đến vô cùng lý tưởng cho chuyến du ngoạn này. Ngoài ra, có lẽ sẽ vô cùng thiếu sót và mất hẳn sự thú vị nếu như ai đã một lần đặt chân tới Hạ Long mà chưa kịp thưởng thức những món ăn đặc biệt tới nỗi đã trở thành thương hiệu này.
1. Chả mực

Món ngon Hạ Long đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi nhắc tới nơi đây chắc chắn là chả mực. Lần đầu tiên mình đặt chân tới mảnh đất này, có một chị người Hạ Long chính gốc đã giới thiệu bằng một vẻ mặt vô cùng tự hào rằng: “Chả mực làm không khó, nhưng để món chả mực có hương vị tuyệt vời nhất, vừa hơi dai dai, vừa giòn sựt sựt, lại vàng ươm và dậy mùi thơm nức mũi thì nhất định phải được chế biến từ mực tươi được đánh bắt trong vùng biển Hạ Long, được bàn tay điêu luyện của những người đầu bếp người Hạ Long tự giã, tự nêm nếm gia vị và canh lửa rán vàng”.


Thật vậy, bản thân mình nhận thấy món chả mực Hạ Long quả thực vô cùng đặc biệt, từ màu vàng rộm, mùi thơm nức mà không hề ngấy đến vị giòn giòn, dai dai được hòa quyện lẫn mùi vị của nước mắm cà cuống nguyên chất có rắc thêm chút tiêu bột. Sự kết hợp thường gặp nhất ở đây là chả mực ăn kèm bánh cuốn hoặc xôi nếp trắng đồ bằng nước dừa.

Một gợi ý nho nhỏ để các chị em có thể dễ dàng tìm được địa điểm có bán món chả mực ngon đó là khu ăn uống bên cạnh phố Cây Tháp. Theo mình thì nơi đây có món chả mực ngon nhất Hạ Long, nếu có thời gian các chị em cũng thử ghé qua thưởng thức thử xem sao nhé!

2. Món sá sùng

Nhắc đến sá sùng có lẽ nhiều chị em còn chưa hình dung ra là con gì, nếu đã vậy mình thực lòng khuyên các mẹ, các chị không nên vì hiếu kỳ mà đòi xem tận mắt loài hải sản này lúc sống, bởi vì sau đó có thể nhiều người không dám thưởng thức món ăn được chế biến từ sá sùng.

Sá sùng còn được gọi với cái tên là giun biển hay sâu biển, là một loại hải sản khá đắt đỏ chỉ có ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn). Tuy nhiên “đắt xắt ra miếng”, các cụ ta nói chẳng hề sai chút nào, có tự mình thưởng thức món sá sùng tươi xào tỏi tươi, sá sùng xào chua ngọt, sá sùng chiên giòn… thì chắc chắn sẽ cảm thấy đáng đồng tiền bát gạo tới mức nào.


Đặc biệt, món sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang lên chấm với tương ớt, ăn kèm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia đủ sức làm hài lòng cả những thực khách nào khó tính nhất.

3. Món sam biển

Một loài đặc sản khác vô cùng hấp dẫn của biển Hạ Long, đó là sam - một loài giáp xác chân đốt. Từ sam biển người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon và lạ khác nhau như: Tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến…


Chế biến sam là công việc khá cầu kỳ và đòi hỏi sự khéo léo nên không phải ai cũng làm được, vì thế trên địa bàn thành phố Hạ Long số nhà hàng, quán ăn bán đặc sản sam biển chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo những gì mình biết được thì muốn thưởng thức sam ngon, các chị em nên đến khu phố Giếng Đồn hoặc Cao Xanh.

4. Ngán

Đến với Hạ Long chắc chắn các đức ông chồng không bao giờ chịu bỏ qua món ngán biển, mà cụ thể là rượu ngán (ngán được trần sơ qua sau đó đem dầm với rượu trắng). Rượu ngán không hề có mùi tanh, có vị cay cay, thơm nồng của rượu hòa quyện với vị mặn mòi, ngai ngái của ngán, uống vào thấy không say mà cũng chẳng tỉnh, cứ ngất ngây, lơ mơ.


Ngoài rượu ngán, các món ăn khác từ ngán cúng cực kỳ cuốn hút vị giác như: ngán hấp, ngán nướng, ngán xào, nấu cháo… Trái lại với sam hay sá sùng, hầu như quán hải sản nào tại Hạ Long cũng có món ngán trong thực đơn, bởi vậy nên chẳng khó khăn gì cho các chị em thưởng thức món ngán Hạ Long chính gốc một lần để rồi sau đó lại trầm trồ khen ngợi.

Muốn mua ngán hay rượu ngán, bạn có thể đến đường và chợ Cái Răm, Vườn Đào sẽ có rất nhiều.

5. Món hà biển

Bình thường ở Hà Nội và các tỉnh khác không phải miền biển nếu muốn ăn hà thì các chị em chỉ có thể mua hà đông lạnh hoặc hà đóng hộp về chế biến, khi đó hà không còn tươi, mập và đã mất đi phần nào hương vị thơm, béo, ngọt đặc trưng của nó.

Hà biển ở Hạ Long vô cùng nổi tiếng và có quanh năm, nhưng ăn hợp nhất vẫn là vào những ngày hè như thế này. Hà ngon nhất phải kể đến hà ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Đặc biệt, giống hà cồn sống ở sông Chanh vừa to, vừa béo nấu canh chua hay tẩm bột rán thì ngon tuyệt cú mèo. Bởi vậy nên đừng bao giờ bỏ qua món hà khi đến với biển Hạ Long các chị em nhé.

Ngoài ra, Hạ Long còn là vùng đất nổi tiếng với món bánh gật gù, nem chua, nem chạo Quảng Yên, ruốc lỗ Hạ Long, tu hài Vân Đồn, cà sáy Tiên Yên…

Hạ Long là một trong những vùng đất hiếm hoi của đất nước được thiên nhiên ban tặng cho cả những kỳ quan hùng vĩ và những loài hải sản rất đặc biệt – nguyên liệu góp phần tạo nên những món ăn vô cùng độc đáo mang thương hiệu rất riêng của mảnh đất sơn thủy hữu tình này.
Theo Eva

Du lịch Đà Nẵng ăn 10 món ngon

Chương trình “5 không”: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của, khiến cho bạn và gia đình sẽ khá yên tâm và thoải mái cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện, hòa đồng của con người và nhất là những món “đặc sản” nơi đây. Bạn cứ yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon - bổ - rẻ, nhất định không sợ “lỗ”.

1. Mì Quảng

Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt.

Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô.


Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối xắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.

2. Gỏi cá Nam Ô

Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm... nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.

Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.


Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.

Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.

3. Bún chả cá

Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…

Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.


Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng.

Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h - 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h - 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô.

4. Bánh tráng thịt heo

Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt.

Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…


Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Quả vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.

Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 - 80.000 đồng.

5. Bánh xèo

Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi.

Rau sống sạch sẽ, gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phộng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.


Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…

6. Bánh bèo

Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.

Nhân bánh làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt.


Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy.

Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn.

Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.

7. Bê thui Cầu Mống

“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.

Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.


Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm, húng, quế và giá đỗ…

Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km.

8. Chè xoa xoa hạt lựu

Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành.

Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hạt lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời.


Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly.

9. Ốc hút

Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này.

Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng... đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà.


Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.

10. Mít trộn

Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.

Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm... tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.


Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.

Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ - rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng…
Theo Afamily

Vì sao phở Việt đứng đầu món ngon nên thử?

Một điều thực sự đáng tự hào là món phở bò của Việt Nam đứng đầu danh sách 40 món ăn trên thế giới nên thử trong đời.
Trang Business Insider vừa đưa ra danh sách 40 món ăn ngon của thế giới mà chúng ta nên ăn thử một lần trong đời. Đáng tự hào là món phở bò của người Việt đứng đầu danh sách này.
Không phải tự dưng phở lại được một trang thông tin nước ngoài bình chọn là món ăn nên thử số 1 trong đời. Đằng sau mỗi tô phở ấy là những vị gia thơm ngon, những bí quyết gia truyền đầy hấp dẫn.
Phở là món ăn đặc trưng truyền thống trong ẩm thực của người Việt Nam. Phở xuất hiện mọi nơi, từ các nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách thành phố, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân, trong các nhà hàng sang trọng và trên cả những gánh hàng rong. Mọi người ăn phở như là một món ăn sáng hoặc cũng có thể ăn trưa, ăn chiều hay tối nhưng rất khó cảm thấy ngán bởi trong phở chứa đựng hương vị đặc biệt chẳng muốn rời.
Vì sao phở Việt đứng đầu món ngon nên thử? - 1
Phở Việt Nam đứng trong top 40 món ăn thế giới mà nên nếm thử trong đời do trang Business Insider bình chọn (Ảnh: Internet)
Chẳng rõ chính xác phở có tự bao giờ, chỉ biết, một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng. Một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20… Nhưng phở không chỉ khiến người Việt thích thú, biết bao người nước ngoài cũng say mê phở như chính những món ngon họ thưởng thức hàng ngày.
Vì sao phở Việt đứng đầu món ngon nên thử? - 2
Phở không chỉ là món ăn mà bao người Việt thích thú, người nước ngoài họ cũng say mê phở như chính những món ăn họ thưởng thức hàng ngày (Ảnh: Internet)
Người ta thích phở bởi cái thứ nước dùng thơm ngon và ngọt ngào kết hợp tinh túy của bao nhiêu nguyên liệu. Mùi phở đặc trưng đến nỗi bất cứ ai được thưởng thức một lần sẽ chẳng thể quên. Những sợi bánh phở nhỏ nhắn, dai dai, mềm mềm, trăng trắng như được ngấm đều bởi nước dùng. Sự thành công của người nấu chính là đã làm cho tất cả những nguyên liệu từ nước, bánh phở đến thịt, rau thơm đều hòa quyện với nhau làm một. Nếm một thứ người ta có thể hình dung được thứ kia tươi ngon đến nhường nào.
Mùa hè hay mùa đông, trong cái se lạnh của heo may tháng 8 hay trong cái nắng ấm áp của mùa xuân, người ta đều có thể ăn phở. Mỗi mùa hay từng thời điểm trong ngày, thưởng thức phở đều tạo nên những nét thú vị riêng, hương sắc riêng mà chỉ có những người mê phở mới cảm nhận được.
Nhà văn Thạch Lam đã từng viết về phở trong cuốn "Hà Nội băm sáu phố phường" với một thứ tình cảm ưu ái nhất:
"Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....".
Tuy món phở là món ăn ai cũng có thể nấu nhưng chẳng phải ai nấu cũng ngon. Phở ngon quan trọng nhất là nấu nước dùng. Thứ nước được nấu từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.
Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy các loại gia vị này bao gồm thảo quả, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, quế thanh, hành khô, tôm nõn, địa sâm và theo truyền thống, không thể thiếu một cái đuôi bò.
Vì sao phở Việt đứng đầu món ngon nên thử? - 3
Phở gà (Ảnh: Internet)
Theo nhiều người sành phở cho rằng, Nam Định là nơi có bánh phở rất ngon. Phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ngon và mềm, khác với sợi bánh của vùng khác. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt... Và nếu nói đến nước thì thường mang tính "gia truyền" bởi những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi.
Người Nam Định có thể hoàn toàn tự hào về món phở của họ cũng như người Việt tự hào về món phở nước mình với thế giới. Nhiều người Việt ra nước ngoài sinh sống, họ cũng đã mang niềm tự hào này đến với các thực khách trời Tây. Những quán phở Việt bây giờ chẳng còn xa lạ ở nước ngoài và nhanh chóng cuốn hút bất cứ ai thưởng thức.
Ngoài Phở Việt, còn các món ăn khác của nước lọt vào top 40 này như: Bánh mì kẹp Falafel (Tel Aviv, Israel). Bò bít tết nướng (Brooklyn, New York, Mỹ). Cơm trộn thập cẩm Paella (Barcelona, Tây Ban Nha). Bánh pizza (Napoli, Italia). Bánh Taco (Los Cabos, Mexico). Soup bánh bao (Thượng Hải, Trung Quốc). Món Feijioada (Brazil). Bánh mì kẹp của Po'boys Johnny (New Orleans, Louisiana, Mỹ). Kem tự chế Grom (Italia). Dimsum (Hong Kong, Trung Quốc)... Mỗi món ăn mang một đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực nơi làm ra nó.
Cách nấu phở bò
Nguyên liệu (cho 5 người ăn):
- 700g bánh phở, 500g xương bò, 500g thịt bò gầu (nếu ăn phở chín), 300g thịt thăn bò (nếu ăn phở tái), vài nhánh quế chi, hoa hồi, thảo quả vài quả. 2 củ hành khô, 1 củ gừng, 1/2 củ hành tây, hành lá, rau mùi, gia vị vừa ăn.
Cách làm:
- Hành củ, gừng nướng sơ trên bếp, đập dập.
- Ướp thịt bò gầu với chút gia vị.
- Cho xương, thịt gầu đã ướp vào nồi, thêm nước rồi bắc lên bếp, đun mở vung đến sôi, hớt hết bọt, nêm gia vị vừa ăn, vặn nhỏ lửa.
- Khi thịt chín thì vớt thịt ra để nguội, xương tiếp tục ninh thêm cho ra nước ngọt.
- Vớt xương bỏ ra ngoài, cho quế chi, hoa hồi, thảo quả và hành gừng nướng vào nồi nước dùng, thêm gia vị nếu cần.
- Thịt đã nguội, dùng dao bản to thái mỏng (lưu ý không thái thịt lúc nóng, thịt sẽ thâm và rất khó thái mỏng).
- Thịt thăn bò thái nhỏ, ướp với chút gia vị.
- Phở mua về tẽ cho các sợi rời nhau ra.
- Hành, mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành tây lột vỏ, thái sợi nhỏ.
- Khi ăn lấy bánh phở vào bát, rắc hành mùi, hành tây, thịt bò thái mỏng lên trên, chan nước dùng, dùng nóng.

Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất

Quần đảo Maldives đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi trái đất do biến đổi khí hậu và hiện tượng tăng mực nước biển.
Cộng hòa Maldives là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với làn nước trong veo, bãi biển cát trắng trải dài và những khu nghỉ dưỡng 5 sao. Đảo quốc này là khối kết hợp của khoảng 1.190 hòn đảo trải dài trên hơn 35.000 mét vuông của Ấn Độ Dương và về phía bờ Tây của Sri Lanka.
Thế nhưng Maldives đang bị đe dọa sẽ biến mất khỏi trái đất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng mực nước biển dâng cao. Phần đất ở đây chỉ dày trung bình khoảng 1,5m, điều này khiến nó dễ có khả năng bị biển nhấn chìm trong thế kỉ tới.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 1
Các đảo có người sống thường được kinh doanh resort.
Chính phủ nước này vừa mới ban hành luật cấm và kiểm soát các hoạt động liên quan tới kinh doanh spa, đồ uống có cồn và thịt lợn ở đây (Maldives có khoảng 350.000 người dân theo đạo Hồi). Lệnh cấm này gặp phải nhiều phản đối từ phía những người làm kinh doanh. Nhưng phớt lờ các ý kiến, chính phủ nước này giải thích rằng họ làm như vậy là vì tôn trọng khách du lịch.
Ngoài những lí do trên, dưới đây là những lí do khác có thể khiến bạn tới nghỉ ngơi ở Maldives ngay khi có thể:
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 2
Chỉ có khoảng 250 đảo tại Maldives có người ở, đây là cơ hội để khách du lịch tận hưởng kì nghỉ trên hòn đảo của riêng mình một cách thoải mái nhất.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 3
Mỗi hòn đảo mang đến các trải nghiệm hoàn toàn khác nhau: Có đảo hợp cho công chuyện kinh doanh, có đảo để thư giãn, có đảo lại hợp dành riêng cho nhóm du lịch gia đình.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 4
Maldives là điểm lặn biển tuyệt vời - bãi cát trắng, nước xanh trong, các rặng san hô lớn và đa dạng với hơn 187 loài.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 5
Động thực vật biển phong phú: có hơn 1.100 loài cá, 5 loại rùa biển, 21 loài cá heo và cá voi, và 145 loài cua.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 6
Các môn thể thao liên quan đến nước là hoạt động không thể bỏ qua tại đảo quốc nào. Lướt sóng, giong thuyền, lướt gió, chơi nước trượt tuyết - bạn chọn loại hình nào?
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 7
Hầu hết các khách sạn và các thuyền cá đều có dịch vụ câu cá đêm cho du khách: Bạn có thể bắt đủ loại cá khi ngồi câu dưới trời đầy sao.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 8
Cộng hòa Maldives kiếm doanh thu chủ yếu nhờ vào du lịch, thế nên họ đầu tư vào rất nhiều dự án du lịch, trong đó có dự án có tên The 5 Lagoons Project. Ảnh trên có tên Ocean Flower, một trong 5 dự án con của Lagoons Project.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 9
Maldives là một trong những điểm du lịch trên thế giới có các bar đêm dưới biển.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 10
Một nhà hàng dưới nước tại hòn đảo Conrad Maldives Rangali resort & spa.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 11
Đồ ăn ở đây bị ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Srilanka và phía Nam Ấn Độ. Các món ăn thường cay, nồng mùi dừa và thường có món cá (chủ yếu là cá ngừ). Ảnh trên là món ăn vặt có tên Masroshi, làm từ bột nhào với dừa và cá ngừ.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 12
Nước dừa, đồ uống phổ biến tại Maldives. Cũng có một loại đồ uống khác khá ngon miệng, lên men từ nhựa dừa, có tên là Raa.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 13
Có vô số các địa điểm nghỉ dưỡng cao cấp. Trong ảnh là resort Four Season Maldives, thiết kế theo phong cách biệt thự Á châu, là một trong những điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất thế giới.
Thăm Maldives - quốc đảo xinh đẹp sẽ bị chìm của trái đất - 14
Ngoài biển và spa, văn hóa Maldives còn hiện hữu rõ trong Bảo tàng quốc gia ở Malé và công viên quốc gia Sultan.
Theo Dân Việt

Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta

Ẩn mình trong một góc nhỏ châu Âu, ở phía tây bắc Địa Trung Hải là quốc đảo Malta, một nơi mà bạn chưa bao giờ nghĩ có thể tìm thấy ngôi làng Popeye trong thế giới hiện thực này.
Ngôi làng Popeye hay còn được gọi với một cái tên khác là Sweethave, nhưng có lẽ cái tên Popeye vẫn gần gũi được nhiều người thích thú để gọi hơn. Ngôi làng là một địa điểm du lịch chính ở Malta, nó được xem như một bảo tàng ngoài trời, một công viên giải trí phục vụ cho trẻ em và gia đình.
Công viên vui chơi được mô phỏng dựa trên bộ phim hoạt hình yêu thích của trẻ em là thủy thủ Popeye.Nhưng điều thú vị hơn hết vào năm 1980, ngôi làng được tập đoàn truyền thông Paramount Pictures và Walt Disney của Mỹ sử dụng làm phim trường để quay bộ phim Popeye do diễn viên hài Robin Williams đảm trách vai chính. Chính điều này đã khiến cho ngôi làng Sweethaven càng trở nên hấp hẫn du khách hơn.
Đến ngôi làng Sweethaven, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà bằng gỗ, quán rượu, những mô hình của tất cả các nhân vật chính trong phim hoạt hình trẻ em Popeye phổ biến vào những năm 1960, mà còn được gặp gỡ những người thật đóng vai thủy thủ Popey, nàng Olive Oyl, Bluto, Swee'Pea, Wimpy…. Vào những năm 1960, các bộ phim hoạt hình truyền hình dạng như Popeye rất ăn khách, là một thành công lớn cho các nhà làm phim thời đó và ngày nay vẫn còn đang được phát sóng trên toàn thế giới.
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 1
Việc xây dựng ngôi làng bắt đầu vào tháng 6/1979, với đội ngũ làm việc gồm 165 nhân công và mất 7 tháng ròng để xây dựng ngôi làng gồm 19 tòa nhà bằng gỗ thật.
Ngôi làng còn có những hấp dẫn khác như một chuyến chèo thuyền vòng quanh vịnh Anchor khoảng 15-20 phút để chụp ảnh phong cảnh vịnh và ngắm ngôi làng Popeye từ biển hay chèo thuyền để ghé thăm khu nhà vui chơi, múa rối, viện bảo tàng, khu vực chiếu phim và khu đạo cụ dàn dựng bộ phim hoạt hình độc đáo này. Thậm chí, bạn còn có thể tham gia đóng vai chính trong một bộ phim hoạt hình mà mình yêu thích và được ghi hình để mang về nhà xem lại. 
Nhưng đây chưa phải là tất cả những gì ngôi làng này mang lại. Ở đây còn có một loạt những thứ khác để giải trí, để xem và trải nghiệm như vẽ mặt nhân vật hoạt hình, làm mô hình bằng quả bóng, tham gia trò chơi kể chuyện, thưởng thức những món nướng ngoài trời, làm đồ thủ công mỹ nghệ hay tham gia vào chương trình games Wii. 
Bên cạnh đó, làng còn có một sân gôn nhỏ và một khu vực nếm rượu vang miễn phí dành cho người lớn. Các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức theo mùa cụ thể như những trò nhào lộn trên không, chèo thuyền trong mùa hè và một cuộc diễu hành giáng sinh cùng với ông già Noel của thị trấn vào tháng 12 hằng năm.
Mặc dù ngôi làng Popeye được tạo ra từ việc mô phỏng lại bộ phim hoạt hình của năm 1929, nhưng sự phổ biến của nhân vật này vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí trẻ thơ của nhiều người qua nhiều thập kỷ. Ngày nay, ngôi làng Popeye được kết nối với một đoạn đường bộ ngắn từ vịnh Mellieha mà người ta cũng có thể bắt taxi để đến.  
Ngắm ngôi làng Popeye qua một số ảnh:
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 2
Vật liệu gỗ để xây dựng ngôi làng được nhập khẩu từ Hà Lan và Canada vì Malta không có rừng.
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 3
Người ta đã sắp xếp tất cả các loại gỗ nhập khẩu lại với nhau để xây dựng ngôi làng. Thêm vào đó là 8 tấn đinh và 2.000 lít sơn được sử dụng trong quá trình xây dựng, đã cho ra đời một ngôi làng sống động như trong thế giới hoạt hình.
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 4
Để bảo vệ ngôi làng dưới tác động của biển, người ta đã xây dựng một con đê chắn sóng lớn trong vịnh Anchor.
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 5
Đây là một công viên giải trí quanh năm, nhưng thời gian mở cửa có thể thay đổi theo mùa.
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 6
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 7
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 8
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 9
Những ngôi nhà gỗ hướng mặt tiền về phía biển.
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 10
Ngôi làng thủy thủ Popeye ở Malta - 11
Thủy thủ Popeye và nàng Olive Oyl.

Thiên đường của Italia Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật

Làng chài nhỏ bé là điểm đến yêu thích của các minh tinh Hollywood.
Portofino vốn chỉ là một làng chài nhỏ bên Bờ biển Liguria, nhưng nó nổi tiếng khắp thế giới với vẻ đẹp và vị trí địa lý hiếm có của nó cộng với sự có mặt của nhiều người nổi tiếng.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 1
Portofino nhìn từ Castello Brown.
Từ Guy de Maupassant đến Madonna, từ Hoàng đế Wilhelm II tới Silvio Berlusconi và những tên tuổi lẫy lừng của làng điện ảnh một thời như Humphrey Bogart, Sophia Loren, Clark Gable, Grace Kelly, Elizabeth Taylor hay những minh tinh Hollywood ngày nay như Robert De Niro, Julia Roberts, Tom Cruise cũng đã từng đặt chân tới làng chài bé nhỏ này.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 2
Những ngôi nhà nhiều màu sắc.
Portofino nằm trong vịnh tự nhiên được bao bọc xung quanh bởi núi cao với cây xanh và những ngôi nhà màu sắc thật hài hòa.Chuyện kể rằng, khi xưa lúc mà cả vùng đất này còn nằm trong tay những người thợ đánh cá, họ còn nghèo khó nên những ngôi nhà cũng chỉ toàn một màu trắng. Dần dần khi khấm khá hơn, họ sơn nhà bằng những màu yêu thích để sau mỗi chuyến lênh đên hàng tháng trời trên biển, họ có thể nhận ngay ra ngôi nhà của mình.
Đáng tiếc trong mấy thập kỷ gần đây, khi du lịch phát triển, những người thợ đánh cá đã phải rời nơi này, thay vào đó là giới thượng lưu đến từ khắp thế giới. Vì lẽ đó mà vẻ đẹp của những ngôi nhà ấy đã có ít nhiều phai nhạt đi.
Thật đáng mừng khi các nhà sản xuất sơn đã dày công nghiên cứu những thứ màu (65 màu tất cả!) mà xưa kia những thợ đánh cá đã dùng và chủ nhân hiện tại của những ngôi nhà ấy được yêu cầu phải sơn lại tường nhà đúng như chúng đã từng có để trả lại cho Portofino vẻ đẹp vốn có.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 3
Nhà sặc sỡ và núi xanh thẳm, phóng tầm mắt ra vịnh biển bao la.
Trên những ngõ nhỏ uốn lượn đẹp như tranh là những cửa hàng bán đồ cao cấp như Gucci, Prada hay đồ lưu niệm là các bức tranh sơn dầu hay tranh sứ vẽ cảnh Portofino, du khách có thể bỏ hàng giờ để ngắm nghía hay mua một vài món quà lưu niệm về một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi mọi bề.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 4
Castello Brown nhìn từ cảng.
Montague Yeats Brown, tổng lãnh sự người Anh ở Genua, đã phát hiện ra làng chài nhỏ bé và xinh đẹp này vào năm 1870. Hiện nay du khách vẫn có thể đến thăm lâu đài nổi tiếng mang tên ông, Castello Brown, tọa lạc trên đỉnh núi ngay sát biển.Lâu đài này được xây dựng đã lâu, Mr. Brown mua và cho trùng tu lại vào thế kỷ 19 cũng như cho trồng hai cây thông mà du khách có thể nhận ra ngay từ ở dưới cảng. Cảnh vật ở đây thật yên tĩnh, xung quanh là rừng cây tỏa bóng mát, vườn cây hoa nở bốn mùa, phía sau là biển xanh ngắt, toàn cảnh làng chài và cảng nằm ngay dưới chân.Nếu có thời gian, từ Portofino, du khách có thể đi tàu tới thăm Santa Margherita Liguria hay Cinque Terre. Đây cũng là những điểm rất đáng đến trên bờ biển Riviera della Liguria, đặc biệt nếu được đón hoàng hôn ở Santa Margherita Liguria thì còn gì hơn nữa.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 5
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 6
Tận hưởng cuộc sống nơi thiên đường.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 7
Khung cảnh ngỡ như chỉ có trong chuyện cổ tích.
Portofino, Ý - Hóa ra thiên đường có thật - 8
Làng Portofino về đêm lung linh ánh đèn.
H.M

PhimYouTu

Flag Counter